Một trong những nguyên nhân khiến điện thoại bị nóng và nhanh hết pin chủ yếu là do CPU phải hoạt động công suất cao trong thời gian dài. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của pin và các linh kiện bên trong. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách khắc phục điện thoại bị nóng dưới đây nhé!
Nguyên nhân điện thoại bị nóng bất thường
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho điện thoại bị nóng là do dòng điện chạy qua thiết bị khi nó đang xử lý một thứ gì đó. Quá trình xử lý càng kéo dài và càng khó sẽ tiêu tốn càng nhiều điện, khi đó sẽ sinh ra nhiều nhiệt hơn, khiến cho điện thoai bị nóng.
1. Do sử dụng điện thoại trong một thời gian dài
Như đã chia sẻ ở trên, việc yêu cầu thiết bị hoạt động trong một thời gian dài sẽ khiến điện thoại sinh ra nhiều nhiệt hơn. Do đó, nếu vừa chơi game xong thì đừng sạc pin ngay mà hãy để điện thoại nghỉ một lúc cho tỏa nhiệt rồi hãng sạc để hạn chế tình trạng sạc pin điện thoại bị nóng.
2. Do chạy nhiều ứng dụng cùng lúc
Khi điện thoại iPhone bị nóng và nhanh hết pin có thể do rất nhiều nguyên nhân khác như thiết bị chạy các ứng dụng nặng, chơi game liên tục, dính phần mềm hoặc mã độc hại…. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý phân biệt tình trạng máy ấm lên từ từ và nóng quá nhiệt bất thường.
Trường hợp điện thoại của bạn bị nóng lên sau khi chơi game liên tục từ 15 phút trở lên là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng khi thiết bị cảnh báo tình trạng quá nhiệt do máy nóng lên bất thường thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân.
Việc vận hành chip đồ họa liên tục trong thời gian dài như chơi game, xem phim hay chụp ảnh, hay sử dụng các ứng dụng đòi hỏi cao về cấu hình là nguyên nhân điện thoại bị nóng. Các ứng dụng đồ họa sẽ là gánh nặng cho CPU.
3. Vừa sạc vừa sử dụng
Chắc chắn rồi, việc vừa sạc vừa sử dụng là một trong những nguyên nhân chính khiến điện thoại sạc pin bị nóng cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi đó, viên pin điện thoại sẽ phải vừa nhận – vừa xả khiến chúng phải hoạt động liên tục gây nóng máy.
4. Sử dụng điện thoại trong môi trường nhiệt độ cao
Sử dụng bao da điện thoại trong môi trường nhiệt độ cao hoặc bạn để điện thoại trực tiếp dưới ánh nắng. Điều này cũng giống như việc bạn mặc áo khoác khi trời nóng bức, cơ thể không thể tỏa nhiệt ra bên ngoài.
Đây cũng là lý do mà nhiều bạn hỏi mình rằng, tại sao điện thoại e để trong túi quần cũng nóng?
Nguyên nhân là do bức xạ nhiệt. Vào những ngày nắng nóng, nguồn nhiệt do ánh nắng tác động vào vải quần và tác động trực tiếp vào máy khiến máy bị nóng.
Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do thiết bị của bạn đã có quá nhiều ứng dụng chạy ngầm mà bạn không hay biết. Chúng sẽ làm quá tải bộ vi xử lý, khiến thiết bị bị quá tải dẫn tới hao pin, điện thoại tụt pin dù không sử dụng. Khi đó, hãy kiểm tra và tắt ứng dụng chạy ngầm bạn nhé.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến điện thoại bị nóng như:
- Các phương thức kết nối không dây như mạng 3G/4G, Wifi, Bluetooth,… cũng gây hao pin nhanh chóng và khiến điện thoại bị nóng và mau hết pin.
- Quá trình cập nhật phần mềm mới và các ứng dụng cũ không còn tương thích với thiết bị
- Độ sáng màn hình quá cao
- Sóng điện thoại không ổn định
- Một ứng dụng nào đó đang bị lỗi, bị treo
Thường với các chip di động hiện nay đã được tối ưu hóa, đáp ứng nhu cầu sử dụng với cường độ cao và trong môi trường nhiệt độ nhất định. Khi đạt đến ngưỡng nhiệt độ nào đó, tốc độ xử lý của chip cũng sẽ giảm đi để tránh khả năng làm hư tổn đến các linh kiện trên máy. Với những trường hợp nghiêm trọng máy bị quá tải phần cứng thì thiết bị sẽ đưa ra cảnh báo, khuyến cáo người dùng tạm ngưng sử dụng cho đến khi nhiệt độ máy ổn định trở lại.
Cách khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng
Từ những nguyên nhân khiến điện thoại bị nóng ở trên, dưới đây sẽ là những gợi ý giúp bạn khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng này.
1. Tắt nguồn và khởi động lại thiết bị
Một trong những cách đơn giản nhất để khắc phục tình trạng điện thoại iPhone bị nóng và nhanh hết pin chính là tắt nguồn và khởi động lại thiết bị. Với một số dòng smartphone khi điện thoại nóng tự tắt nguồn thì bạn nên để điện thoại nghỉ ngơi cho giảm nhiệt rồi mới khởi động lại và sử dụng.
Bởi việc sử dụng các ứng dụng hay tính năng trên điện thoại trong thời gian dài đều tiêu tốn RAM, khiến RAM bị quá tải. Việc khởi động lại thiết bị sẽ giúp máy giải phóng bộ nhớ RAM và giải quyết tình trạng nóng máy.
2. Cập nhật phần mềm
Người dùng đừng quên thường xuyên cập nhật phiên bản phần mềm mới nhất của hệ điều hành để giúp tối ưu các ứng dụng trên hệ thống, khắc phục phần nào tình trạng điện thoại nóng nhanh hết pin. Hơn nữa việc này cũng giúp thiết bị chạy mượt mà hơn, gia tăng tuổi thọ cho viên pin và máy.
3. Tháo ốp lưng điện thoại
Một trong những nguyên nhân tại sao điện thoại bị nóng chính là do sử dụng ốp lưng quá dày, cản trở quá trình tản nhiệt trên điện thoại. Do vậy, để hạn chế việc điện thoại nóng lên khi chơi game, xem phim hay chạy các tác vụ nặng thì bạn hãy bỏ ốp lưng hoặc bọc điện thoại ra nhé!
4. Tắt các tính năng không cần thiết
Xuất phát từ nguyên nhân điện thoại bị nóng và nhanh hết pin do CPU bị quá tải, người dùng nên tắt các ứng dụng chạy nền đang hoạt động không cần thiết. Đồng thời cũng tạm ngắt các kết nối không dây như Bluetooth, 3G/4G, Wifi, điều chỉnh độ sáng màn hình, tắt bớt tab,… để điện thoại được nghỉ ngơi và giảm nhiệt.
5. Không nên sử dụng điện thoại quá lâu
Khi sử dụng điện thoại liên tục trong thời gian dài như chơi game, xem phim, lướt web khiến máy bị nóng lên, thậm chí dẫn đến tình trạng giật, lag, đơ máy. Để hạn chế hiện tượng này thì bạn không nên sử dụng điện thoại liên tục trong nhiều giờ liền.
6. Tránh sử dụng điện thoại ở những nơi có nhiệt độ cao
Nhiệt độ môi trường bên ngoài thực tế cũng ảnh hưởng khá nhiều đến các bộ phận bên trong điện thoại như pin, RAM, màn hình,… gây ra tình trạng nóng máy, nhanh chai pin.
Do vậy, người dùng cần lưu ý không nên sử dụng điện thoại ở những nơi có nhiệt độ cao như dưới trời nắng nóng, trong cốp xe, trên tủ lạnh,… Đồng thời việc dùng ở nhiệt độ quá lạnh cũng gây hỏng hóc do các linh kiện kim loại và nhựa trên máy bị co giãn đột ngột.
Từ những gợi ý về nguyên nhân điện thoại bị nóng và nhanh hết pin trên đây, hy vọng có thể giúp người dùng dễ dàng nhận biết và áp dụng cách xử lý phù hợp. Tránh trường hợp để điện thoại nóng lên trong thời gian dài, dễ gây hư hỏng và giảm tuổi thọ thiết bị.