Thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Để  đạt được các kế hoạch đã đề ra, doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ số để đo lường hiệu quả hoạt động. KPI là một trong những chỉ số đo lường được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy KPI là gì? Vai trò của KPI  với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Để đánh giá 1 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không thì phải đánh giá bằng chỉ số. Các chỉ số đo lường cần được xác định trước trong kế hoạch kinh doanh. KPI là công cụ được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. 

Các doanh nghiệp thường áp dụng KPI
Các doanh nghiệp thường áp dụng KPI

1, KPI là gì?

Trước khi tìm hiểu về vai trò của KPI với doanh nghiệp, ta hãy cùng tìm hiểu KPI là gì nhé! KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. KPI là công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả công việc.

KPI được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ hay chỉ tiêu định lượng. Các chỉ số đo lường này sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động của cá nhân, các nhóm hay bộ phận của toàn doanh nghiệp.

Sử dụng KPI doanh nghiệp sẽ theo dõi và đánh giá được hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên một cách minh bạch, công bằng. Từ đó có chế độ thưởng cho từng cá nhân. Với người lao động, KPI giúp họ hiểu được năng lực, khả năng hoành thành công việc của mình. Từ đó tạo động lực để họ phấn đấu và làm việc theo mục tiêu

KPI đo lường hiệu quả thực hiện công việc 
KPI đo lường hiệu quả thực hiện công việc

2, Vai trò của KPI với doanh nghiệp

Ta đã biết KPI là gì, vậy KPI có vai trò như thế nào với doanh nghiệp? KPI là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất lao động của nhân viên, từ đó giúp đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nhìn chung, KPI đóng góp nhiều vai trò quan trọng cho doanh nghiệp như:

  • Đánh giá chính xác năng lực của người lao động. Khi xây dựng mục tiêu KPI, doanh nghiệp cần căn cứ vào thực trạng tình kinh doanh và vị trí của từng cá nhân.  Thông qua đó mà đưa ra KPI phù hợp, cụ thể để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp. Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, ngoài xem xét doanh số thì doanh nghiệp cần xem xét xem kênh nào đang có doanh số nhiều nhất. Từ đó quyết định kênh nào nên đầu tư tiếp và kênh nào nên loại bỏ. Để làm được điều này cần căn cứ vào KPI.
  • Xây dựng môi trường để nhân sự học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Theo kinh nghiệm của nhiều nhà quản lý, khi áp dụng KPI thì các cá nhân, phòng ban, tổ chức sẽ tạo ra nhiều cuộc hội thoại hơn. Nhờ đó mà thúc đẩy nhân viên học hỏi lẫn nhau để đạt được KPI đã đề ra.
KPI giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh 
KPI giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh

3, KPI có những loại nào?

Không chỉ cần biết KPI là gì mà doanh nghiệp cũng cần biết KPI có những loại nào. Tùy vào đặc thù doanh nghiệp, năng lực của nhân viên, tiềm lực nội hàm mà doanh nghiệp sử dụng KPI cho phù hợp. Hiện nay đang có 5 loại KPI chính mà các doanh nghiệp đang sử dụng. Cụ thể như sau:

  • KPI kinh doanh: Giúp đo lường kết quả các mục tiêu kinh doanh dài hạn. 
  • KPI tài chính: Cho thấy việc kinh doanh đang thuận lợi hay khó khăn. Loại KPI này sẽ được giám sát bởi lãnh đạo doanh nghiệp và bộ phận tài chính. 
  • KPI tiếp thị: Giúp theo dõi hiệu quả trên các kênh tiếp thị, đánh giá được hiệu quả khi tìm kiếm khách hàng mới.
  • KPI bán hàng: Theo dõi khả năng đạt mục tiêu từ số liệu bán hàng. KPI bán hàng giúp theo dõi kết quả và mức độ tăng trưởng doanh thu hàng tháng.
  • KPI quản lý dự án: Giúp nhà quản lý theo dõi kết quả đạt được theo tỷ lệ phần trăm và tiến độ của các mục tiêu đã đề ra. 
KPI có 5 loại phổ biến
KPI có 5 loại phổ biến

4, Cách xây dựng KPI hiệu quả 

Tùy thuộc vào mục tiêu và kế hoạch mà doanh nghiệp áp dụng hệ thống KPI phù hợp. Tuy vậy, việc xây dựng KPI hiệu quả thường thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể. Xây dựng KPI cần hướng đến việc thực hiện các mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Chia sẻ kế hoạch KPI với các cá nhân, bộ phận liên quan. 
  • Bước 3: Kiểm tra KPI theo các chu kỳ cố định, có thể là theo tuần, theo tháng, quý, năm.
  • Bước 4: Đảm bảo KPI đề ra phải có tính thực tiễn. Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi mục tiêu, phân tích, đề xuất KPI ngắn hạn bên cạnh KPI dài hạn. Đồng thời, thỏa luận với các phòng ban để có những điều chỉnh phù hợp.
  • Bước 5: Điều chỉnh KPI để phù hợp với thay đổi của doanh nghiệp
  • Bước 6: Kiểm tra để biết kế hoạch KPI đề xuất có khả năng thực thi hay không. 
6 bước thực hiện kế hoạch KPI hiệu quả
6 bước thực hiện kế hoạch KPI hiệu quả

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn biết KPI là gì? KPI có vai trò gì với doanh nghiệp và quy trình xây dựng KPI ra sao. Nếu doanh nghiệp bạn đang xây dựng kế hoạch KPI thì hãy làm theo quy trình 6 bước trên để đạt được hiệu quả.

Nếu muốn quy trình xây dựng và quản lý KPI trở nên dễ dàng hơn thì hiện nay cũng có nhiều phần mềm quản lý KPI vô cùng ưu việt do nhiều công ty thiết kế phần mềm đang phát triển và hoàn thiện chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn rất nhiều.